Vận tải đường biển là gì? Quy trình, chi phí vận tải đường biển

Vận tải đường biển được xem là hình thức vận tải quốc tế tiện lợi và ra đời từ rất sớm tại phương tây. Đến nay, vận tải biển vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, quy trình vận tải biển và chi phí vận chuyển như thế nào?

  1. Vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…

Hình thức vận tải biển thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa tại khu vực gần biển và các khu vực liền kề có tàu cập bến. Do các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn.

Việt nam là quốc gia có đường bờ biển khá dài nên hình thức vận tải biển đang rất phát triển và được nhà nước đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất – nhập khẩu hàng hóa trong nước, tiền đề giúp dịch vụ logistics[LINK] trong nước phát triển mạnh mẽ.

  1. Đặc điểm của ngành vận tải đường biển

Đối với ngành vận tải đường biển, có 3 vấn đề cần chú ý đó là phương thức vận chuyển, khối lượng hàng và loại hàng hóa  vận tải bằng đường biển. Cụ thể:

– Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải:

+ Vận chuyển bằng container

+ Vận chuyển bằng sà lan đối

+ Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh.

Mỗi phương thức vận chuyển quốc tế hoặc nội địa bằng đường biển đều mang đến những điểm giúp vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước khổng lồ.

Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng, tối ưu chi phí, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau. Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình còn lại: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn cảnh phù hợp.

– Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Khối lượng hàng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển. Do đó, khi vận chuyển quốc tế bằng đường biển, cần phải xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển. Khối lượng hàng hóa được tính theo giá trị nào cao hơn.

Mỗi phương thức vận chuyển có cách chia khối lượng hàng hóa khác nhau, Cách chia và xác định khối lượng hàng hóa sẽ được thể hiện ở dưới đây:

– Cách tính số lượng kiện trên container hiện tại:

+ Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3)

+ Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3)

+ Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3)

+ Cách tính thể tích kiện: Thể tích kiện(m) = Dài x Rộng x Cao

Ví dụ: kiện hàng của quý khách có kích thước là d:0.31, r:0.32, cao: 0,55

Thể tích kiện: 0.31 x 0.32 x 0.55 = 0.05456

Các tin khác
Vận tải đường hàng không?quy trình giá cước vận tải hàng không
Vận tải quốc tế là gì? Chứng từ, cước phí vận tải quốc tế
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x